Các vị trí mụn trên khuôn mặt nói lên điều gì?

Mụn thường được hiểu là vấn đề da liễu xuất hiện phổ biến ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, tùy theo dạng mụn cũng như là vị trí mọc mà chúng có thể là biểu hiện của bệnh trong người. Vậy từng vị trí mụn trên mặt và cơ thể nói lên được điều gì? Mụn mọc ở đâu là cảnh báo về sức khỏe có vấn đề? Hãy cùng tìm hiểu và giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây.

Mụn hay mụn trứng cá là các vấn đề da liễu phổ biến, thường do các nguyên nhân gây mụn bên ngoài cơ thể như vệ sinh da không sạch, dị ứng mỹ phẩm,… Tuy nhiên, mụn cũng có thể là biểu hiện từ bên trong. Tùy vào vị trí mụn trên mặt, ở má, ở cằm chúng ta có thể đoán được các vấn đề sức khỏe của người bị mụn và đưa ra cách trị mụn triệt để nhất.

1. Các vị trí mụn trên khuôn mặt của bạn nói lên điều gì?

Có nhiều người đã từng tự hỏi: Các vị trí mụn trên khuôn mặt nói lên được điều gì? Vị trí mọc mụn liệu có cảnh báo vấn đề nào về sức khỏe hay không, trong khi nhiều người cho rằng, mụn là do nội tiết hoặc do môi trường ô nhiễm? Đối với tất cả chúng ta, việc thi thoảng nổi một vài mụn nhỏ, đặc biệt trên khuôn mặt là điều không còn quá xa lạ. Theo các chuyên gia về thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp, mặt là khu vực nổi mụn phổ biến nhất. Từ má, trán, cằm, mũi đến lông mày và quanh mép,… tất cả đều có thể là nơi mụn mọc lên. Ngoài ra theo Y Học Cổ Truyền, mỗi vị trí mụn trên mặt lại phản ánh những bệnh lý khác nhau của cơ thể. Do đó, một bản đồ mụn (Face Mapping) đã được hình thành. Theo bản đồ này thì vị trí của mụn trên từng phân vùng má, trán, tai, cằm, mũi,… trên khuôn mặt sẽ có mối quan hệ mật thiết với một cơ quan bên trong cơ thể. Và khi những đốm mụn nổi lên vị trí nào là sẽ báo hiệu cơ quan tương ứng đang gặp vấn đề sức khỏe.

Cụ thể, theo những cảnh báo trên bản đồ mụn thì mụn ở má là xuất phát từ nguyên nhân dạ dày hoặc phổi của bạn đang gặp “rắc rối”. Mụn xuất hiện trên trán là do gan hoặc vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Trong khi đó, những đốm mụn trong tai lại là biểu hiện về vấn đề của thận.

Vậy nên, nếu thực sự hiểu về các vị trí mụn trên mặt hoặc cơ thể, chúng ta sẽ có nhiều cách để chữa trị triệt để và dứt điểm mụn. Ngoài các cách thức tác động ngoài da thì việc làm mát gan, thận hay là chú ý đến tiêu hóa, dạ dày cũng có những ảnh hưởng tích cực và hỗ trợ giảm mụn nhanh chóng.

2. Các vị trí mụn và cảnh báo tình trạng sức khỏe

Như đã đề cập ở phần trên, các vị trí mụn trên khuôn mặt có thể cảnh báo chúng ta về những vấn đề sức khỏe tại các cơ quan, bộ phận tương ứng trên cơ thể. Vậy cụ thể, những cảnh báo đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu.

2.1. Mụn ở má

Mụn mọc ở má rất thường gặp vì khu vực này thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt. Thói quen chạm tay lên mặt hay không sử dụng khẩu trang bảo hộ khi ra ngoài là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây nên mụn trên má.

Nguyên nhân bên trong khiến mụn sưng đỏ nổi lên ở má trái là những vấn đề liên quan đến gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc gan yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể do đó dẫn đến tích lũy chất độc và gây ra mụn. Để hạn chế tình trạng mọc mụn ở má trái, các chuyên gia da liễu khuyên:

  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như bia, rượu hoặc cà phê.
  • Bổ sung các thực phẩm mát gan và hỗ trợ thải độc như khổ qua, dưa chuột và bí đao,…

Tất nhiên, vi khuẩn và bụi bẩn vẫn là những nguyên nhân bên ngoài khiến cho mụn mọc nhiều trên má phải. Nhưng nếu xét theo Face Mapping thì những ổ mụn nằm tại má phải là dấu hiệu cảnh báo liên quan tới sức khỏe của phổi. Bên cạnh đó, mụn nổi nhiều trên má phải còn được cho là hệ lụy của việc tiêu thụ thuốc lá với số lượng vượt mức cho phép. Để hạn chế mụn mọc ở má phải:

  • Sử dụng một số thực phẩm như cà chua, táo và tỏi,…
  • Hạn chế ăn vào đồ ngọt như kẹo, bánh, trà sữa,…
  • Bỏ hút thuốc lá. Thói quen này khó có thể bỏ được ngay nhưng hãy cố gắng hết sức để giảm dần và cai hẳn.
  • Hãy luyện thói quen dậy sớm để thư giãn với không khí trong lành. Điều này rất tốt cho phổi bởi nó bơm thêm một lượng không khí sạch giúp phổi được hoạt động tốt hơn.
  • Mặt nổi mụn sau khi tiêm thuốc tránh thai thì phải làm sao?
Mụn ở má rất thường gặp vì đây là nơi thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn

2.2. Mụn ở cằm

Mụn trứng cá và mụn bọc có thể tập trung nhiều ở cằm. Khu vực này nổi mụn báo hiệu cơ thể rối loạn nội tiết tố hoặc những vấn đề liên quan đến thận. Bên cạnh đó, thói quen chống tay vào cằm cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn tích tụ và phát sinh mụn. Để hạn chế mụn mọc ở cằm, chúng ta cần:

  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để duy trì chức năng bài tiết của thận.
  • Hãy bỏ thói quen chống tay vào cằm hoặc chạm, sờ, nặn những nốt mụn ở cằm.
  • Ăn nhiều thực phẩm mát giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ thải bỏ độc tốt như khổ qua (mướp đắng), bí đao,rau dền,…

2.3. Mụn ở quanh miệng

Khu vực quanh miệng theo như face mapping có liên quan chặt chẽ tới hệ tiêu hóa. Trong đó, ruột và gan là những cơ quan chính tác động đến việc nổi mụn ở quanh miệng của bạn. Một chế độ ăn thiếu lành mạnh với nhiều thực phẩm cay, nóng và chế biến nhiều lần với dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của ruột và gan. Tiêu hóa kém sẽ khiến cho độc tố tích tụ trong cơ thể và hình thành lên những nốt mụn quanh vùng miệng. Bên cạnh đó, mụn đinh râu ở miệng khá là nguy hiểm và thường phát sinh khi chức năng ruột và gan gặp trục trặc. Để hạn chế mụn ở khu vực này, chúng ta nên:

  • Thay đổi thói quen từ việc sử dụng đồ ăn đóng hộp sang thực phẩm chế biến tươi sống.
  • Cách chế biến cũng nên lưu ý và hạn chế tối đa đường, muối trong các món ăn. Bên cạnh đó, hãy ưu tiên các món luộc, hấp.
  • Bổ sung rau xanh và hoa quả trong khẩu phần mỗi bữa ăn để giúp cung cấp đủ vitamin và chất xơ cho cơ thể.
  • Không nên ăn quá nhiều vào bất kì bữa nào trong ngày và chỉ nên ăn vừa đủ. Nhất là bữa tối nên ăn ít đi để cho hệ tiêu hóa làm việc tốt nhất.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp phòng tránh tình trạng búi trĩ sưng to
Bổ sung vitamin và chất xơ có trong rau xanh và hoa quả tươi sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng mụn ở mặt

2.4. Mụn ở trán

Bị mụn ở trán được cho là hệ quả khi cơ thể bạn tích tụ nhiều độc tố. Chức năng gan gặp vấn đề, hệ tiêu hóa không tốt cùng với những căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần là nguyên nhân chính khiến cho vùng trán mọc nhiều mụn. Nếu để ý thì mụn mọc trên trán còn kèm theo những triệu chứng hay dấu hiệu khác khác như lở loét khoang miệng, lưỡi tấy đỏ,… Người mọc mụn ở trán cũng cảm thấy khó chịu khi ăn uống và giấc ngủ cũng phần nào bị ảnh hưởng. Cách hạn chế mụn mọc ở trán cũng tương tự như cách hạn chế mụn mọc ở vùng má, đó là:

  • Sử dụng một số thảo dược mát gan như trà râu ngô, hạt sen,… uống hàng ngày thay cho nước lọc.
  • Không nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Ăn nhiều rau của màu xanh sẽ tốt cho hệ tiêu hóa như rau cải, súp lơ xanh,…
  • Hạn chế tối đa sử dụng bia, rượu, coffee và các chất kích thích khác.

2.5. Mụn mọc trên gò má

Nguyên nhân khiến mụn mọc ở gò má là do đường ruột bị rối loạn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệm vụ bài tiết và thải độc của thành ruột. Khi đó, người bệnh có thể thường xuyên gặp phải hiện tượng như chướng bụng, sôi bụng, đầy hơi…. Cách khắc phục tình trạng này là:

  • Loại bỏ những đồ ăn khó tiêu và gây chướng bụng như: Hành củ, dưa hấu, rượu bia, nước ngọt có ga, đồ ăn chiên rán hoặc các loại đậu,…
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hóa trong khẩu phần ăn như: Sữa chua, dưa muối bắp cải, bông cải xanh, táo,…

2.6. Xuất hiện mụn bọc, đầu đen ở mũi

Mũi là khu vực dễ gặp phải những đốm đen li ti, mụn cám và cả những ổ mụn nhọt sưng đỏ nhất. Đây là vị trí liên kết mật thiết đối với tim và phổi khi xét theo bản đồ trị mụn. Việc đầu mũi bỗng nhiên hình thành những ổ mụn sưng tấy sẽ cảnh báo trực tiếp tim, phổi đang gặp vấn đề. Vì thế, mà chúng ta cần phải hết sức để ý và quan sát thường xuyên vùng mũi của mình để sớm nhận ra các vấn đề về sức khỏe, bên cạnh đó:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
  • Bổ sung các loại cá béo cùng các loại hạt vào khẩu phần ăn thường ngày để tăng lượng chất béo omega – 3.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng hoặc các thực phẩm lên men như dưa chua muối, kim chi, cà,….
  • Kiểm tra và đo huyết áp, tim mạch thường xuyên theo định kỳ.

Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là vùng mặt. Những nguyên nhân bên ngoài khiến mụn mọc là do vệ sinh không đảm bảo, tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bặm, chất bẩn khiến các nang lông bị viêm và hình thành mụn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc mọc mụn cũng cảnh báo chúng ta về những vấn đề sức khỏe liên quan đến các cơ quan tương ứng như tim, gan, phổi, thận…. Do đó hãy thường xuyên theo dõi, lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia da liễu, trong trường hợp có dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm đi kèm cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu.