Mắt nhỏ, mắt híp là một trong những nhược điểm nổi bật trên khuôn mặt của người châu Á nói chung. Tuy nhiên, với sư phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thẩm mỹ như hiện nay, thì những khuyết điểm đó đều có thể khắc phục. Phẫu thuật mở rộng góc mắt trong là phương pháp thẩm mỹ mắt bằng cách cắt bớt nếp rẽ quạt che phủ ở đầu mắt để chỉnh hình mắt nhỏ. Phương pháp này mang lại hiệu quả vượt trội, không để lại sẹo cũng như dấu vết của phẫu thuật.

Ai phù hợp với phẫu thuật mở rộng góc mắt trong?

  • Những người có các khuyết điểm sau sẽ phù hợp với phương pháp phẫu thuật mở rộng góc mắt trong:
  • Mắt hẹp nhỏ
  • Mắt có da thừa ở hốc mắt
  • Khoảng cách giữa 2 mắt quá rộng, hoặc hẹp
  • Đôi mắt ngắn, tầm nhìn thiển cận
  • Đôi mắt bị lệch, muốn có mắt đẹp tự nhiên

Quy trình thực hiện phẫu thuật mở rộng góc mắt trong:

Bước 1: Tư vấn

Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp mắt khách hàng để xác định phân độ nếp rẻ quạt là to hay nhỏ, độ rộng giữa 2 góc mắt như thế nào từ đó có phương pháp phẫu thuật mở rộng góc mắt trong phù hợp.

Bước 2: Đánh dấu, đo vẽ vị trí cần phẫu thuật mở rộng góc mắt trong

Bác sĩ tiến hành đo vẽ, đánh dấu những điểm cần phẫu thuật mở rộng khóe mắt.

Bước 3: Sát khuẩn và gây tê

Khách hàng được sát khuẩn và gây tê để tránh gây đau và hạn chế những rủi ro.

Bước 4: Tiến hành phẫu thuật mở rộng góc mắt trong

Bác sĩ rạch một đường nhỏ ở khóe mắt mí dưới, loại bỏ một phần da thừa. Cùng thời điểm, điều chỉnh độ che phủ của nếp rẻ quạt, đưa 2 mắt về vị trí hợp lý, để mang lại sự cân đối, hài hòa với khuôn mặt. Bác sĩ cũng tiến hành chỉnh hình dáng mắt, điều chỉnh tuyến lệ và khâu lại vết rạch bằng chỉ thẩm mỹ.

Bước 5: Kết thúc đóng vết mổ

Cuối cùng , bác sĩ sẽ đóng kín vết mổ bằng chỉ khâu thẩm mỹ tự tiêu và kết thúc quá trình phẫu thuật mở rộng góc mắt trong. Với đường cố định khóe mắt được bác sĩ để sát sau mí mắt nên không lộ đường khâu, không để lại sẹo sau khi thực hiện phẫu thuật.

Lưu ý sau khi hỗ trợ điều trị

  • Tuân thủ mọi hướng dẫn của Bác sĩ về ăn uống, chăm sóc, vệ sinh vết mổ sau phẫu thuật.
  • Không gây tác động trực tiếp lên vùng phẫu thuật để tránh nhiễm khuẩn.
  • Tránh để vùng phẫu thuật tiếp xúc với bụi bẩn và nước.
  • (Nếu có) Chỉ sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh theo đơn thuốc của bác sĩ.